- Nhẹ hơn tường gạch rất nhiều
- Cơ động, dễ dàng lắp ráp và tháo dỡ
- Cách âm và cách nhiệt tốt hơn tường gạch
- Có thể làm vách chống cháy.
- Dễ dàng sửa chữa.
Các loại vách thạch cao được thi công hiện nay: vách thạch cao hút âm, vách thạch cao cách âm, vách thạch cao 1 mặt, vách thạch cao 2 mặt.
HƯỚNG DẪN THI CÔNG LẮP ĐẶT VÁCH THẠCH CAO
Bước 1 : Tùy theo bề dày của Vách ta chọn các loại thanh phù hợp. Lắp đặt thanh ngang ( U nằm) theo phương vách trên sàn và trần nhà khoan cố định bằng nở sắt
Bước 2 : Chèn các thanh Đứng ( U đứng ) vào các thanh ngang theo phương thẳng đứng, khoảng cách giữa các thanh đứng từ 400 mm - 600mm tùy theo loại tấm và bề dày
Bước 3 : Tùy theo chiều cao của vách , vị trí cửa sổ, của đi, yêu cầu của nhà thiết kế,giữa các thanh đứng sẽ có liên kết ngang để đảm bảo ổn định cho vách . dùng tán rive chốt cố định các thanh xương với nhau.
Bước 4 : Ốp tấm thạch cao lên hệ thống khung xương, bắt vít liên kết với khung vách, khoảng cách các vít không quá 200 mm. Trong thi công vách ngăn thạch cao tấm thạch cao phải luôn để cách sàn tối thiểu 10mm để tránh ẩm. Đối với phòng đòi hỏi phải thi công cả trần chìm và vách thì phải thi công trần trước rồi vách sau, tuy nhiên nếu vách ngăn đòi hỏi phải cách âm bằng bông thủy tinh thì phần vách sẽ thi công trước phần trần.
Bước 5 : Xử lý các mối nối góc lõm bằng băng keo lưới và bột trét chuyên dụng. Sau khi xử lý xong đên công đoạn bả phẳng . Chúng ta có thể trang trí vách bằng nhiều cách: có thể sơn hoặc dán giấy dán tường
Lưu ý : Nếu vách ngăn dài trên 15m thì cứ 15m nên tạo một đường joint nối để tránh hiện tượng vách bị nứt
Ý kiến bạn đọc