Sau khi đã hoàn chỉnh phần mái hoặc sàn bê tông cốt thép, chúng ta chuẩn bị vật tư vật liệu để thi công lắp đặt tấm trần thạch cao. bao gồm các bước sau:
Bước 1: xác định cao độ trần
Lấy dấu bằng ống Nivo hoặc máy Laze . Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột
Bước 2 : Cố định thanh viền tường
Tùy thuộc vào vách ta có thể xử dụng búa hoặc đinh để cố định thanh viên tường. Tùy theo loại vách khoảng cách giữa các lỗ đinh không quá 300 mm
Bước 3 : Phân chia lưới của thanh chính ( thanh xương cá )
Tùy theo thiêt kế chọn phương của thanh chính phù hợp
Bước 4 : Khoan xác định điểm treo và gắn tyzen liên kết
Sau khi phân chia lưới thanh Chính, ta sẽ khoan bắt nở lên trần bê tông, tùy thuộc bề mặt trần ta có thể sử dung dây thép 3,4mm và tăng đơ để treo, khoảng cachas treo không quá 1000mm. Sau khi bắt nở lên trần ta dùng tyzen 6 xoáy vào, chú ý khi cắt tyzen phải để ý đên cao độ từ trần bê tông hiện có xuỗng bề mặt trần thực tế
Bước 5: Lắp đặt hệ khung xương
Thanh chính ( xương cá ) được liên kết với thanh treo tyzen trên bề mặt trần, thanh phụ ( thanh U gai )được liên kết với thanh chính, khoảng cachs tối đa không vượt quá 400mm

Bước 6 : căn chỉnh hệ khung xương
sau khi lắp đặt hệ thống khung xương , ta sẽ căn chỉnh phẳng và ngay ngắn cho hệ khung
Bước 7 : Lắp đặt tấm thạch cao vào hệ thống khung xương.
Liên kết tấm thạch cao vào hệ thống khung xương bằng vít đen chuyên dụng. Khoảng cách giữa các vit không quá 200 mm. Lưu ý khi bắt vít phải hơi chìm hơn so với mặt tấm
Bước 8 : Xử lý mối nối, bả phẳng và lăn sơn
Sau khi lắp đặt xong tấm trần, ta dùng băng keo lưới và bột trét chuyên dụng để xử lý mối nối giữa các tấm thạch cao. Công đoạn bả phẳng rất quan trọng nên phải làm thật cẩn thận để đạt được yếu tố thẩm mỹ cao. Cuối cùng khi phần bả đã khô và được xử lý phẳng ta sẽ lăn sơn lên trên bề mặt tấm thạch cao.
Ý kiến bạn đọc